Khẳng định quyền giáo hoàng Giáo_hoàng_Siriciô

Truyền thống cho rằng ông là người đầu tiên sau Thánh Phêrô dùng tước hiệu "đức giáo hoàng" (Papa) từ tiếng Hy Lạp. Ông đã bỏ cách xử thế của các vị tiền nhiệm là những người xem mình là anh em của các Giám mục khác để trở thành ông vua được trao tất cả quyền hành. Đến nay từ này vẫn còn được công nhận, là từ ghép bởi những chữ đầu của thành ngữ: Petri Apostoli Potestatem Accipiens (người nhận quyền của Tông Đồ Phêrô). Tuy nhiên tiêu đề Pope đã được dùng từ đầu thế kỷ III cho tất cả các Giám mục của phương Tây. Ở phương đông, dường như nó chỉ được sử dụng cho Giám mục của Alexandria. Từ thế kỷ thứ VI, nó bắt đầu được giới hạn chỉ cho Giám mục của Rô-ma, một điều chắc chắn là từ thế kỷ XI.

Himère Giám mục Tarragone (Tây Ban Nha) đã gửi cho vị tiền nhiệm là Giáo hoàng Damasus một bức thư của trong đó chứa một danh sách 15 vấn đề về phép rửa, sự ăn năn tội, kỷ luật của Giáo hội và sự độc thân của giới tu sĩ, bí tích truyền chức và bí tích hôn nhân. Thư phản hồi của Siricius vào ngày 23 tháng 2 năm 385 đã trả lời các câu hỏi và chứng minh thẩm quyền cao nhất của người đứng đầu Giáo hội. Những chỉ dẫn được lấy lại những điều quy định của công đồng Nicêa (325) và công đồng Sarđica (343). Tuy nhiên Siricius đã phối hợp chúng thành hình phạt. Thư này có tầm quan trọng đặc biệt vì nó là văn bản của Giáo hoàng lâu đời nhất được bảo tồn. Bức thư của ông gửi cho Himère de Tarragone có ý nghĩa đặc biệt về hành động lập pháp của các vị Giáo hoàng trong hậu bán thế kỷ IV.

Tông thư có giá trị như sắc lệnh này được nối tiếp bằng những bức thư khác thúc dục các Giám mục Phi châu áp dụng các khoản luật của hai công đồng Rôma, do Giáo hoàng Damasus triệu tập và do chính ông triệu tập vào năm 386. Như vậy là khởi đầu cho sự lập pháp của Giáo hoàng. Khoản luật đầu tiên liên quan đến việc tấn phong Giám mục và buộc các giáo sĩ giữ đức khiết tịnh. Khoản luật thứ hai đòi hỏi phải điều tra trước về các ứng viên các chức thánh.